0354062398

Hướng đi cho nền Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Việt Nam

Cập nhật: 03/10/2019
Lượt xem: 1351
     Tháng 9/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội thảo "Đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam”.

     Theo kết quả nghiên cứu  của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng sản xuất hữu cơ cao hơn tốc độ tăng bình quân của thế giới và 2017 bộ đã có tiêu chuẩn mới về NNHC, nhưng Doanh nghiệp đầu tư vào liên kết chuỗi NNHC còn ít.
Nguyên nhân chính là do: Tính chất sản xuất hữu cơ nhỏ lẻ, manh mún, diện tích đất canh tác còn hạn chế, trình độ nhận thức còn chưa đồng đều, còn thói quen sử dụng nhiều hóa chất, chưa có hệ thống chứng nhận chuẩn, khí hậu nóng ẩm nhiều sâu bệnh gây hại, tiêu chuẩn NNHC của các nước cao, thị trường thế giới yêu cầu khắt khe về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Hiện nay tại thị trường nội địa, nguồn cung về NNHC chưa đủ so với nhu cầu. Việt Nam có 02 đơn vị xuất khẩu nông sản hữu cơ, đạt kim ngạch 15 triệu đó, ngoài ra xuất khẩu cá tra hữu cơ 10 triệu đô. Mặc dù vậy, giá trị chưa cao do chưa có thương hiệu mạnh và chưa đi vào chế biến sâu.



Ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ NN& PTNT; Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam; Ông Hà Phúc Mịch- Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tại Hội thảo
     Trong quá trình xây dựng đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030", nhằm mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam phấn đấu đứng trong top 15 của thế giới về nông nghiệp hữu cơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã mời hai chuyên gia Pháp hỗ trợ phản biện: Ông Olivier Catrou, Viện Quốc gia về xuất xứ và chất lượng INAO, Bộ Nông nghiệp Pháp và ông Antoine Faure, chuyên gia cao cấp về chứng nhận nông nghiệp hữu cơ, tổ chức Ecocert.

     Các chuyên gia chia sẻ các bài học phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Pháp với phương châm “Made in France, Made with Love” và đồng thời đưa ra các ý kiến đóng góp cho Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam:

1. Cần phải đặt ra tiêu chuẩn cho những đơn vị xuất khẩu ở Việt Nam, PGS là quan trọng ở thị trường địa phương và giúp nông dân hiểu hơn và tuân thủ nhưng cũng cần làm người sản xuất và cơ quan chính phủ hiểu rằng thị trường hữu cơ không chỉ có thị trường nội địa mà còn có thị trường quốc tế. Do đó, cần chú ý hơn cả về các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới.

2. Cần phải giải thích cho người nông dân, cán bộ, tổ chức sản xuất về việc tuân thủ thực hành nông nghiệp hữu cơ là rất quan trọng để họ hiểu biết về các quy định, kỹ thuật và khoa học áp dụng cho sản xuất hữu cơ thế nào ? Do đó cần tập trung truyền thông để họ được biết quy trình sản xuất, được đào tạo, họ là mắt xích đầu tiên của chuỗi sản xuất nông sản hữu cơ.

3. Cần tăng cường quảng bá hình ảnh tới người tiêu dùng về việc mang lại lợi ích thế nào ? Nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để tăng cường tiêu thụ nông sản hữu cơ ở thị trường trong nước là thị trường rộng lớn giúp bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, bảo vệ sức khỏe.

4. Khi mà đã đặt nền móng cho việc xây dựng những tiêu chuẩn đó sẽ là căn cứ tăng lòng tin trong quá trình phát triển nông sản hữu cơ từ người sản xuất tới người tiêu dùng.

5. Các cơ quan kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng. Việc kiểm soát trong quá trình sản xuất hữu cơ cần độc lập, cơ quan nhà nước sẽ đóng vai trò giám sát, và  phối hợp chặt chẽ với nhau nhau. Đảm bảo tính độc lập, bảo mật, và tính công bằng trong quản lý thông tin. Nếu cơ quan chứng nhận không độc lập thì người tiêu dùng không tin tưởng. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra tại hiện trường, các xung đột lợi ích có thể xảy ra, và chúng ta cần đưa ra những yêu cầu để đảm bảo sự tuân thủ khi có những vi phạm phát sinh.

6. Cuối cùng chúng ta phải lựa chọn, chúng ta phải quyết định. Cần nhìn rõ chuỗi cung ứng, sự kết nối ra sao, nghiên cứu và phát triển ra sao, doanh nghiệp làm gì, nhìn rât rõ tiềm năng cho xuất khẩu.

Các đại biểu đã đóng góp nhiều giải pháp cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, từ cơ chế kiểm tra, giám sát tới các hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp và người sản xuất hữu cơ.
 Bà Vũ Lê Y Voan- Nguyên phó trưởng ban Hợp tác quốc tế của VNFU- Ủy viên ban chấp hành hiệp hội hữu cơ Việt Nam- Cố vấn chương trình hỗ trợ rừng và trang trại FFF- FAO, là người gắn bó với hữu cơ từ 2005 đồng hành cùng ADDA hỗ trợ nông dân phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ. “Về chính sách: cần đồng bộ, cần có cơ chế giảm sát, đơn vị giám sát, đơn vị hay ủy ban cấp chứng nhận thì cần độc lập và song hành với bộ Nông Nghiệp. Về người sản xuất: Nông dân phải có niềm tin lẫn nhau và xây dựng niềm tin trong chuỗi sản xuất hữu cơ giữa các mắt xích với nhau.
Về cách tiếp cận: Cần có tiếp cận tổng thể, vì sản xuất nông nghiệp là trên cả một vùng cảnh quan, không thể tách riêng người nuôi cá, hay người trồng rau, hay người trồng rừng..Và cần tập trung các nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ, chuyển giao các nghiên cứu ấy cho người sản xuất.

 
     Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, trong các giải pháp triển khai đề án sẽ chú trọng đến giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia phát triển nông hữu cơ. Cùng với đó là xây dựng được hệ thống phân phối sản phẩm trên phạm vi cả nước để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước đang tăng cũng như hướng đến xuất khẩu.
Sắp tới còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện và hiện thực hóa đề án. Sản xuất hữu cơ, không chỉ phục vụ cho xuất khẩu, mà còn phục vụ cho chính nòi giống Việt Nam trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên báo động. Sản xuất hữu cơ sẽ bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên và ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu. Và chìa khóa để nền nông nghiệp hữu cơ tồn tại và phát triển chính là THIẾT LẬP LÒNG TIN.
Tin bài: Hồ Thị Thoàn - Khoa QL & PTNT
Tin tức nổi bật
Xin chào, (Thoát)
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0354062398
caodangbacbo@gmail.com
Thư viện hình ảnh
LogoFooter
Bản quyển thuộc về Vcard.edu.vn
Địa chỉ: Km 36, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Điện thoại: 024 33 840 320 - 024 33 840 424  Email: caodangbacbo@gmail.com


Đang Online:21
Tổng truy cập:5991686
Twitter
Google +
FaceBook
Thiết kế websiteSEO - Tất Thành