0354062398

Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giảng viên

Cập nhật: 26/06/2015
Lượt xem: 1525
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo
dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013
của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP
ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng
11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ
quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong
các cơ sở giáo dục đại học công lập;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định chế độ
làm việc đối với giảng viên.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, bao gồm:
Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên; quy định về thời gian làm việc, giờ
chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
2. Thông tư này áp dụng đối với giảng viên tại các đại học quốc gia, đại
2
học vùng, học viện, trường đại học, trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục
quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học) và các tổ chức, cá nhân
có liên quan.
Điều 2. Mục đích
1. Làm căn cứ để thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học phân công, bố trí, sử
dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động đối với giảng viên.
2. Làm căn cứ để các cơ quan quản lý giáo dục kiểm tra, thẩm định, đánh
giá, xây dựng chính sách, chương trình đào tạo và bồi dưỡng giảng viên.
3. Làm cơ sở để giảng viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Làm cơ sở để thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đánh giá, xếp loại
giảng viên hằng năm và đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc
thực hiện chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của giảng viên.
Điều 3. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên
1. Nhiệm vụ của các chức danh giảng viên thực hiện theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
2. Giảng viên có chức danh phó giáo sư, giáo sư ngoài việc thực hiện
nhiệm vụ của giảng viên quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải thực hiện
nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ
nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; Quyết định số 20/2012/QĐ-
TTg ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo
sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, GIỜ CHUẨN GIẢNG DẠY
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Điều 4. Quy định về thời gian làm việc
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm
việc 40 giờ và được xác định theo năm học.
2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm
vụ khác trong nhà trường là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3
Điều 5. Quy định về giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn
1. Quy định về giờ chuẩn giảng dạy
a) Giờ chuẩn giảng dạy (sau đây gọi chung là giờ chuẩn) là đơn vị thời
gian quy đổi để thực hiện một công việc tương đương cho một tiết giảng lý
thuyết trình độ cao đẳng, đại học trực tiếp trên lớp theo niên chế, bao gồm thời
gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng;
b) Định mức giờ chuẩn cho giảng viên trong một năm học là 270 giờ chuẩn;
trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.
2. Quy đổi ra giờ chuẩn
a) Một tiết giảng lý thuyết trên lớp cho 40 sinh viên được tính bằng 1,0
giờ chuẩn. Tùy theo quy mô lớp học, điều kiện làm việc cụ thể đối với từng lớp
ở từng chuyên ngành khác nhau, một tiết giảng lý thuyết trên lớp có thể nhân hệ
số khi tính giờ chuẩn nhưng không quá 1,5;
b) Một tiết giảng chuyên đề, giảng lý thuyết cho các lớp đào tạo trình độ
thạc sĩ, tiến sĩ và một tiết giảng bằng tiếng nước ngoài đối với môn học không
phải là môn ngoại ngữ được tính bằng 1,5 đến 2,0 giờ chuẩn;
c) Một tiết hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm, thảo luận trên lớp
được tính tối đa 1,0 giờ chuẩn;
d) Hướng dẫn thực tập: 1 ngày làm việc được tính tối đa 2,5 giờ chuẩn;
đ) Hướng dẫn làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp đại học được tính tối đa 25
giờ chuẩn cho một đồ án, khóa luận;
e) Hướng dẫn làm luận văn thạc sĩ được tính tối đa 70 giờ chuẩn cho
một luận văn;
g) Hướng dẫn làm luận án tiến sĩ được tính tối đa 200 giờ chuẩn cho
một luận án.
3. Việc quy đổi thời gian thực hiện nhiệm vụ coi thi, chấm thi kết thúc
học phần; chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; phản biện và chấm luận văn thạc sĩ,
luận án tiến sĩ ra giờ chuẩn do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định.
Điều 6. Định mức giờ chuẩn đối với giảng viên được bổ nhiệm giữ
chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công tác quản lý, công tác đảng,
đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học
Giảng viên được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc kiêm nhiệm các công
tác quản lý, công tác đảng, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học có nghĩa vụ
giảng dạy theo định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của định mức giờ chuẩn
quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này):
4
Stt Giảng viên giữ chức vụ quản lý Định mức
1. Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng: 10%
2. Phó giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng; Chủ tịch Hội
đồng đại học quốc gia, đại học vùng; Hiệu trưởng trường
đại học và tương đương:
15%
3. Chủ tịch hội đồng trường, Phó hiệu trưởng trường đại học và
tương đương; Trưởng ban của đại học quốc gia, đại học vùng:
20%
4. Phó trưởng ban của đại học quốc gia, đại học vùng; Trưởng
phòng và tương tương:
25%
5. Phó trưởng phòng và tương đương: 30%
6. Trưởng khoa, phó trưởng khoa và tương đương:
a) Đối với khoa có 40 giảng viên trở lên hoặc có quy mô 800
người học trở lên:
- Trưởng khoa: 70%
- Phó trưởng khoa: 75%
b) Đối với khoa có dưới 40 giảng viên hoặc có quy mô dưới
800 người học :
- Trưởng khoa: 75%
- Phó trưởng khoa: 80%
7. Trưởng bộ môn: 80%
8. Phó trưởng bộ môn, trợ lý giáo vụ khoa, chủ nhiệm lớp và
cố vấn học tập:
85%
9. Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn của các cơ sở giáo dục
đại học có bố trí cán bộ chuyên trách:
70%
10. Bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn ở các cơ sở giáo dục đại
học không bố trí cán bộ chuyên trách:
50%
11. Phó bí thư đảng ủy, Phó chủ tịch công đoàn, Trưởng ban thanh
tra nhân dân, Trưởng ban nữ công, Chủ tịch hội cựu chiến binh
của các cơ sở giáo dục đại học có bố trí cán bộ chuyên trách:
80%
12. Phó bí thư đảng ủy, Phó chủ tịch công đoàn, Trưởng ban thanh tra
nhân dân, Trưởng ban nữ công, Chủ tịch hội cựu chiến binh của
các cơ sở giáo dục đại học không bố trí cán bộ chuyên trách:
60%
13. Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn khoa và tương đương: 85%
14. Phó bí thư chi bộ, Phó chủ tịch công đoàn khoa và tương đương: 90%
15. Giảng viên làm công tác quốc phòng, quân sự không
chuyên trách quy định tại Nghị định số 119/2004/NĐ-CP
80%
5
ngày 15 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác Quốc
phòng của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và các địa phương:
16. Giảng viên đang là quân nhân dự bị, tự vệ được triệu tập huấn luyện, diễn tập
hàng năm, thời gian tham gia huấn luyện, diễn tập được tính quy đổi giờ chuẩn
tương đương theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
17. Giảng viên làm công tác đoàn thanh niên, hội sinh viên, hội liên hiệp thanh
niên thực hiện theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm
2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với cán
bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.
Điều 7. Quy định về nghiên cứu khoa học
1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm
học để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho
giảng viên phải phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, định hướng phát triển
hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp với
năng lực chuyên môn của giảng viên. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học giao cụ
thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên của đơn vị.
3. Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết
quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm
nghiên cứu khoa học cụ thể, tối thiểu là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở hoặc tương đương được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo
được công bố trên tạp chí khoa học có phản biện hoặc một báo cáo khoa học tại
hội thảo khoa học chuyên ngành.
4. Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa
học theo quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh
cụ thể để xem xét khi đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp
loại thi đua và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan.
Điều 8. Điều khoản áp dụng
1. Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50%
định mức giờ chuẩn quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
2. Giảng viên giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn và
thực hiện các nhiệm vụ khác vượt định mức được hưởng chế độ làm việc vượt
định mức theo quy định của pháp luật.
3. Giảng viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì áp dụng định mức giờ chuẩn
thấp nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
6
4. Giảng viên trong thời gian nghỉ thai sản, chữa bệnh dài ngày được giảm
trừ nhiệm vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian nghỉ hưởng trợ cấp bảo hiểm xã
hội. Giảng viên nữ có con nhỏ được giảm trừ nhiệm vụ theo tỷ lệ tương ứng với
thời gian làm việc được giảm trừ theo Bộ luật Lao động hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ quy định tại Thông tư này, đặc
thù của từng bộ môn, chuyên ngành đào tạo và điều kiện cụ thể của đơn vị ban
hành văn bản quy định chi tiết chế độ làm việc của giảng viên tại cơ sở.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2015.
Thông tư này thay thế: Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28
tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định
chế độ làm việc đối với giảng viên; Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT ngày 15
tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm
theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày 31
tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chế độ làm
việc đối với giảng viên ngành nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật.
2. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBVHGDTNTN&NĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Bộ trưởng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Các cơ sở giáo dục đại học;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, PC, NGCBQLGD.
Tin tức nổi bật
Xin chào, (Thoát)
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0354062398
caodangbacbo@gmail.com
Thư viện hình ảnh
LogoFooter
Bản quyển thuộc về Vcard.edu.vn
Địa chỉ: Km 36, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
Điện thoại: 024 33 840 320 - 024 33 840 424  Email: caodangbacbo@gmail.com


Đang Online:20
Tổng truy cập:5923175
Twitter
Google +
FaceBook
Thiết kế websiteSEO - Tất Thành